Cho thuê/ chuyển nhượng 18ha đất sản xuất gồm 9ha nhà xưởng tại Buôn Mê Thuật

Khu vực
Giá : Thỏa thuận Diện tích m2

Thông tin mô tả

Chủ đầu tư Ủy Quyền AMILAND chuyển nhượng 18ha đất sản xuất bao gồm 9ha nhà xưởng.

AMILAND – Bất động sản công nghiệp  xin giới thiệu thêm về dự án:

Vị trí: thuộc xã Hòa Phú, Tp Buôn Mê Thuật, tỉnh Đắk Lắk

Khoảng cách:

  • Cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuật 15km về phía Tây Nam
  • Cách cảng hàng không Buôn Mê Thuật 25km
  • Cách Tp Hồ Chí Minh 315km
  • Cách sân bay Pleiku 200km

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN:

Vị trí: Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng; phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Diện tích: 13.125,37 km²

Khí hậu: Khí hậu tỉnh Đắk Lắk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng và chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau (khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (khí hậu ẩm và dịu mát, tập trung 90% lượng mưa hàng năm, rất thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển). Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 – 2.000mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm 22 – 23°C, nhiệt độ cao nhất 37°C (tháng nóng nhất là tháng 4); nhiệt độ thấp nhất 14°C (tháng lạnh nhất vào tháng 12).

Địa hình: Địa hình tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, độ cao trung bình từ 500 – 800m so với mặt nước biển. Ở giữa là cao nguyên Buôn Ma Thuột rộng lớn trải dài từ Bắc xuống Nam trên 90km và từ Đông sang Tây khoảng 70km, bề mặt có dạng đồi lượn sóng, độ dốc từ 3 – 80, độ cao trung bình 450 – 500 m, diện tích khoảng 371 km², chiếm 28,4% diện tích toàn tỉnh, phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ bazan  màu mỡ.

Nguồn nhân lực: Đắk Lắk là một tỉnh có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào; tính đến cuối năm 2016, dân số của tỉnh 1.874.459 người; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 1.149.381 người (chiếm 61,32% so với tổng dân số); lực lượng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế 1.129.725 người (chiếm 60,27% so với tổng dân số và chiếm 98,29% so với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên); đây là một lợi thế lớn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:

Tài nguyên đất:

Đắk Lắk được thiên nhiên ban tặng tài nguyên đất rộng lớn, đất đai ở đây khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (dễ khai thác, đầu tư cải tạo thấp, độ an toàn sinh thái cao). Nhóm đất đỏ có diện tích 324.679 ha chiếm 24,81% diện tích tự nhiên, phần lớn nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su v.v. Ngoài ra còn có nhiều loại đất khác như đất xám, đất nâu, đất nâu thẫm, đất phù sa, thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau như cây lương thực thực phẩm, công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và một số cây lâu năm khác… Đây là điều kiện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng.

Tài nguyên rừng:

Đắk Lắk là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về rừng với gần 1 triệu ha đất nông, lâm nghiệp, trong đó gần 620.000 ha có rừng, độ che phủ của rừng là 50%. Ở đây có vườn quốc gia Yôk Đôn rộng trên 115.500 ha, là khu vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, Đắk Lắk còn có 4 rừng đặc dụng là: vườn quốc gia Chư Yang Sin (huyện Krông Bông – Lắk), khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar (huyện Lắk) và rừng lịch sử văn hóa môi trường Hồ Lắk (huyện Lắk), khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar), mỗi khu có diện tích từ 20-60 nghìn ha.

Đắk Lắk không chỉ có núi non trùng điệp với những thảm rừng đa sinh thái (rừng kín lá rộng, rừng thường xanh quanh năm, rừng lá kim á nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá mưa mùa nhiệt đới, rừng thưa, rừng hỗn giao tre nứa, thảm cỏ tự nhiên).với hơn 3 nghìn loài cây, 93 loài thú, 197 loài chim, mà còn là cao nguyên đất đỏ phù hợp với việc phát triển cây công nghiệp dài ngày.

KẾT CẤU HẠ TẦNG:

Giao thông:

Đắk Lắk có hệ thống đường bộ và đường hàng không tương đối phát triển, bao gồm nhiều tuyến quốc lộ quan trọng, vừa nối liền với các tỉnh Tây Nguyên và thông ra biển, vừa thông thương với vùng đông bắc Campuchia.

Đường bộ:

Toàn tỉnh hiện có 397,5km đường quốc lộ, trong đó:

– Quốc lộ 14 dài 126km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đắk Nông

– Quốc lộ 26 dài 119km, từ ranh giới tỉnh Khánh Hòa đến TP. Buôn Ma Thuột

– Quốc lộ 27 dài 84km, từ TP. Buôn Ma Thuột đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng

– Quốc lộ 14C dài 68,5km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đắk Nông.

Cùng với việc Chính phủ đầu tư tuyến đường Hồ Chí Minh, hàng loạt các công trình đầu tư nhằm khai thác lợi thế của tuyến giao thông này như việc đầu tư xây dựng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và các trục giao thông sẽ hình thành nhánh của con đường xuyên Á bắt đầu từ Côn Minh (Trung Quốc) – Myanmar – Lào – Thái Lan qua cửa khẩu Bờ Y tạo mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các tỉnh đông bắc Thái Lan, nam Lào với các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung và Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, các tuyến đường giao thông nội tỉnh được đầu tư mở mới và nâng cấp thuận lợi có thể thông thương đến biên giới Campuchia.

Hiện nay, Đắk Lắk đã có tuyến xe buýt đến tất cả các điểm thuộc thành phố Buôn Ma Thuột và từ thành phố Buôn Ma Thuột đi đến trung tâm hầu hết các huyện trong tỉnh và đi đến thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông).

Điện:

– Mạng lưới điện: Hệ thống mạng lưới điện Đắk Lắk đảm bảo đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên toàn tỉnh. Hiện nay, Đắk Lắk đã hoàn thành cấp điện đạt tỷ lệ 94% thôn, buôn có điện; 95% số hộ được dùng điện; 100% số xã có lưới điện quốc gia; mức tiêu thụ bình quân đạt 437kwh/người/năm.

– Hệ thống thủy điện: Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện, trên địa bàn có các đầm hồ lớn như hồ Lắk (huyện Lắk), sông Sêrêpôk có trữ lượng thủy điện khoảng 2.636 triệu KW. Hiện tại, tỉnh có 23 công trình thuỷ điện nhỏ đã được đầu tư xây dựng với tổng công suất lắp máy 14.280KW đang hoạt động. Các công trình thủy điện lớn là Buôn Kuốp (280MW), Buôn Tua Srah (86MW), Sêrêpôk III (220MW) và Sêrêpôk IV (70MW) đã được khởi công xây dựng và đưa một số tổ máy đi vào hoạt động.

Nước:

Đắk Lắk có hệ thống xử lý và cấp nước tập trung đủ cung cấp cho sinh hoạt của người dân tại thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ (huyện Krông Buk), các thị trấn Buôn Trấp (huyện Krông Ana), Quảng Phú (huyện Cư M’Gar); các hệ thống cấp nước khác phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp. Hiện nay, toàn tỉnh có 55 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, 204.560 giếng đào, 9.128 giếng khoan, 18.846 bể chứa; cấp nước đô thị đạt định mức 80 lít/người/ngày cho 60% dân số; cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho dân cư nông thôn đạt khoảng 70 – 72% dân số.

Bưu chính viễn thông:

– Hệ thống viễn thông trên toàn tỉnh đã được số hóa, nhiều thiết bị hiện đại đã được đưa vào sử dụng.

– 100% số xã có hệ thống thông tin thông suốt, mật độ thuê bao điện thoại tính cả cố định và di động đạt 105 máy/100 người dân, riêng thuê bao cố định đạt 15,7 thuê bao/100 dân; 5,31 thuê bao internet/100 người dân

Đặc điểm bất động sản

Thông tin liên hệ

GỬI YÊU CẦU THUÊ BẤT ĐỘNG SẢN