Chuyển nhượng 90ha đất khu công nghiệp tại Quảng Ninh

Khu vực
Giá : Thỏa thuận Diện tích 900.000 m2

Thông tin mô tả

Chính chủ ủy quyền AMILAND– Bất động sản Công Nghiệp chuyển nhượng 90ha đất khu công nghiệp tại Quảng Ninh

  • Thông tin mô tả:

Diện tích: 90 ha

Thời hạn: 50 năm (từ năm 2019)

Pháp lý đất đai: Sổ đỏ

Định hướng khu công nghiệp: là khu công nghiệp đa ngành sử dụng công nghệ cao hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường, dự kiến thu hút các ngành nghề như: Cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử, Sản xuất tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, Công nghiệp dệt may, Chế biến thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác

Cảnh quan: Hơn 12% tổng diện tích toàn khu công nghiệp được trồng cây xanh dọc các tuyến đường và các khu vực khác

Các thảm cỏ và các khu vực cây xanh công cộng được trồng để cải thiện môi trường khu công nghiệp

Các dự án xây dựng nhà máy và các khu nhà khác phải được chấp thuận của ban quản lý

Điều kiện về đất đai: Cao độ san nền trung bình 9m/ Chất đất: cứng đã san nền

Hệ thống giao thông nội bộ: được thiết kế hợp lý đảm bảo việc giao thông trong toàn khu công nghiệp được thông suốt. Hệ thông được thiết kế như sau:

+ Các trục đường chính trong khu công nghiệp rộng 32 m – 4 làn

+ Các trục đường nhánh trong khu công nghiệp rộng 23 m – 2 làn

Toàn bộ các đường nội bộ đều được thiết kế và thi công tuân thủ chặt chẽ các quy định của quốc gia gia, và được hoàn thiệt bằng bê tông nhựa Asphalt. Các đường nội bộ cũng được trang bị hệ thống chiếu sáng cao áp hoàn chỉnh, thẩm mỹ

Hệ thống cung cấp điện: Nguồn điện cung cấp đến khu công nghiệp được lấy từ trạm biến áp 110/35/22KV. Mạng lưới điện cao thế được cung cấp dọc giao thông nội bộ trong khu công nghiệp.

Hệ thống cung cấp nước: Nước sạch được cung cấp với công suất 30.000 m3 mỗi ngày từ nhà máy nước sạch. Nước được cung cấp tới hàng rào nhà máy bằng hệ thống ống cấp nước tiêu chuẩn quốc tế.

Hệ thống xử lý nước và rác thải: Nước thải được thu gom về nhà máy nước thải của khu công nghiệp xử lý đạt tiêu chuẩn nước A (QCVN 40:2011/BTNMT) trước khi xả ra hệ thống chung của khu công nghiệp. Nhà máy nước thải được xây dựng với công suất xử lý 2.900m3/ngày – đêm

Rác thải được các nhà máy trong khu công nghiệp ký hợp đồng phân loại thu gom và vận chuyển rác ra khỏi khu công nghiệp tránh gây ô nhiễm môi trường

Khí thải của các nhà máy được lắp đặt hệ thống lọc theo tiêu chuẩn quốc gia trước khi thải ra môi trường tự nhiên

Hệ thống thông tin liên lạc: khu công nghiệp được lắp đặt hệ thống cáp thông tin liên lạc ngầm và được cung cấp tới hàng rào của nhà máy bởi hệ thống cáp tiêu chuẩn quốc tế

Qua hệ thống kết nối giữa trung tâm thông tin liên lạc của khu công nghiệp thông qua mạng bưu chính viễn thông mọi nhu cầu về thông tin liên lạc được đảm bảo và có khả năng cung cấp mọi dịch vụ cần thiết như : Tổng đài riêng, điện thoại quốc tế, hội thảo từ xa, kênh thuê riêng, internet tốc độ cao, email,vv…

Hệ thống phòng cháy và chữa cháy: khu công nghiệp được láp đặt hệ thống cảnh báo, phòng chống và chữa cháy tuân thủ chặt che các quy định quốc gia

Các họng cấp nước chữa cháy được lắp đặt ở các đầu mối giao thông nội khu, và tại mọi nhà máy nhằm đảm bảo tác dụng bảo vệ hiệu quả toàn khu khỏi các sự cố cháy nổ

Tài chính: Hệ thống các ngân hàng như Vietinbank, Vietcombank, Sacombank, Agribank, BIDV, techcombank có chi nhánh quanh khu công nghiệp

Hải quan: Mọi thủ tục hải quan được thực hiện tại Hải quan

  • Phí quản lý:

Phí quản lý khu công nghiệp: 0.6 USD/m2/năm. Phí này được trả hàng năm vào tháng đầu tiên của năm

Phí sử dụng điện: 0.1 USD giờ cao điểm/ 0.05 USD giờ bình thường/ 0.03 USD giờ thấp điểm

Phí sử dụng nước sạch: 0,40 USD/m3. Lượng nước sạch sử dụng được tính theo chỉ số ghi trên đồng hồ đo nước

Phí xử lý nước thải & chất thải rắn:  0.28 USD/ m3. Yêu cầu chất lượng trước xử lý là loại B sau xử lý là loại A

AMILand – Bất động sản công nghiệp

Tel/Fax: 0243. 833 2626 – Mobile: 0934 776633 / 0904 927888

E.mail:info.amiland@gmail.com – Website:www.amiland.vn/ www.datkhucongnghiep.com.vn

Tổng quan về Quảng Ninh

Vị trí địa lý

Quảng Ninh có vị trí ở địa đầu đông bắc Việt Nam, lãnh thổ trải theo hướng đông bắc – tây nam. Quảng Ninh nằm cách thủ đô Hà Nội 125 km về phía Đông.

Quảng Ninh tiếp giáp:

  • Phía bắc giáp Khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc
  • Phía đông và nam giáp Vịnh Bắc Bộ
  • Phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng
  • Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn

Bốn điểm cực tại Quảng Ninh:

  • Cực Đông: trên đất liền là mũi Gót ở Trà Cổ, Móng Cái; ngoài biển là mũi Sa Vĩ.
  • Cực Tây: sông Vàng Chua, xã Bình Dương, Đông Triều; xã Nguyễn Huệ, Đông Triều.
  • Cực Nam: đảo Hạ Mai, xã Ngọc Vừng, Vân Đồn.
  • Cực Bắc: thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, Bình Liêu.

Quảng Ninh là 1 trong số 7 tỉnh thành tại Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc, nhưng lại là tỉnh duy nhất có cả đường biên giới trên bộ và trên biển với nước này.

Dân số
Tỉnh Quảng Ninh dân số khoảng 1,415 triệu người, trong đó tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45%. Nét đáng chú ý thứ hai là ở Quảng Ninh, nam giới đông hơn nữ giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%). Ngược với tỷ lệ toàn quốc. Ở các địa phương có ngành công nghiệp mỏ, tỷ lệ này còn cao hơn, ví dụ: Cẩm Phả, nam 53,2%, nữ 46,8%.

Diện tích
Diện tích 6178,2 km2

Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo núi đá vôi nổi trên mặt biển, phần lớn chưa được đặt tên. Địa hình của tỉnh đa dạng có thể chia thành 3 vùng gồm có Vùng núi, Vùng trung du và đồng bằng ven biển, và Vùng biển và hải đảo.

Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc – tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.472 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, phía bắc các thành phố Hạ Long, Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc thị xã Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hạ Long. Cánh cung Đông Triều chạy theo hướng tây – đông ở phía nam và hướng đông bắc – tây nam ở phía bắc, được coi là xương sống của lãnh thổ Quảng Ninh, có vai trò quan trọng trong việc hình thành các yếu tố tự nhiên ở hai sườn bắc – nam.

Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Quảng Yên, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam Uông Bí, nam Quảng Yên (đảo Hà Nam), đông Quảng Yên, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.

Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp và diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng…).

Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rặng san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn.

Tài nguyên đất

Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào (611.081,3 ha). Trong đó: 10% là đất nông nghiệp, đất có rừng chiếm 38%, 43,8% là diện tích chưa sử dụng tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Với ưu thế của tỉnh miền núi, ven biển, khí hậu ẩm rất thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển các loài cây lấy gỗ, lấy nhựa như thông nhựa, thông mã vĩ, keo, bạch đàn… Đặc biệt, với đặc thù điều kiện lập địa trên diện tích đất đồi núi của tỉnh rất thích hợp với các loài cây gỗ quý, đặc sản, cây dược liệu, các loài cây mang tính bản địa. Quảng Ninh có nhiều loại đất. Chiếm diện tích lớn nhất là đất feralit vàng đỏ và đất feralit đồng cỏ thứ sinh phát triển ở địa hình đồi núi thấp.

Tài nguyên rừng
Tổng diện tích rừng và đất rừng là 243.833,2 ha, chiếm 38% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%, còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100.000 ha, đất thành rừng khoảng 230.000 ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng nông nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn.

Tài nguyên biển
Quảng Ninh có thế mạnh và tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển, có chiều dài đường ven biển lớn nhất 250 km với 2.077 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước, trong đó trên 1.000 đảo đã có tên; có ngư trường rộng lớn trên 6.100 km², là nơi sinh sống của vô vàn các loài sinh vật biển quý hiếm. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển đặc biệt là cảng nước sâu tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn và cảng thuỷ nội địa, nhất là ở thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thành phố Móng Cái và huyện Hải Hà đáp ứng cho việc giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong vùng.

Khí hậu
Quảng Ninh nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh miền bắc, có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình nên Quảng Ninh chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng yếu của gió mùa Tây Nam so với các tỉnh phía bắc. Vì nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm Quảng Ninh có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú.Các quần đảo ở Cô Tô, Vân Đồn… có đặc trưng của khí hậu đại dương. Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa gồm có mùa hạ thì nóng ẩm với mùa mưa, còn mùa đông thì lạnh với mùa khô. Độ ẩm trung bình 82 – 85%. Mùa lạnh thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, trong khi đó mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa  là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10). Ngoài ra, do tác động của biển, nên khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác.

Khoáng sản

  • Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn (43,8%), hầu hết thuộc dòng an-tra-xít, tỷ lệ các-bon ổn định 80 – 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 – 40 triệu tấn.
  • Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh: Trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh như: Mỏ đá vôi ở Hạ Long, Cẩm Phả; Các mỏ cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thành phố Móng Cái; các mỏ đất sét phân bố tập trung ở Đông Triều và Hạ Long là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
  • Các mỏ nước khoáng: Có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Ngoài ra, còn có nguồn nước khoáng không uống được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 35 °C, có thể dùng chữa bệnh.

 

Đặc điểm bất động sản

Thông tin liên hệ

GỬI YÊU CẦU THUÊ BẤT ĐỘNG SẢN